Skip to main content
Menu
Sản phẩm
Phòng ốc
Cẩm nang du lịch

Câu hỏi thường gặp
Cơ hội nghề nghiệp
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách hoàn hủy
Hợp tác cùng chúng tôi

Tác giả: vanlong

Phong hóa đá vôi trên Đầm Vân Long

Một cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ và ngoạn mục

Đá trên bề mặt trái đất trải qua quá trình phong hóa. Phong hóa là sự phân giã vật liệu đá. Khí CO2 trong bầu khí quyển hòa tan vào nước mưa tạo ra axit yếu, làm phân giã đá vôi, còn gọi là hiện tượng phong hóa hóa học của đá.

Vậy đá là gì?

Đá là vật liệu rắn cấu thành từ các khoáng vật. Đá được chia làm 3 nhóm chính dựa vào thành phần hóa học và sự hình thành, gồm đá nham thạch, đá phiến và đá trầm tích (đá vôi là đá trầm tích). Các loại đá phổ biến gồm đá granite, đá bazan, và đá cát kết.

Có 2 dạng phong hóa chính: phong hóa vật lý và phong hóa hóa học.

Phong hóa vật lý hay phong hóa cơ học diễn ra khi đá bị phá hủy do tác động của một một vật chất khác lên bề mặt đá như băng, dòng nước, gió, nhiệt độ tăng/giảm, hoặc do rễ cây. Phong hóa hóa học diễn ra khi các phản ứng giữa đá và vật chất khác hòa tan đá, khiến cho một phần đá bị rửa trôi.

Phong hóa vật lý/cơ học

Phong hóa vật lý diễn ra khi đá bị phá vỡ qua tác động cơ học như gió, nước chảy, trọng lực, chu trình nhiệt hoặc do sự phát triển của dễ cây trong đá.

Phong hóa do nước

Chuyển động của nước là một lực tác động lớn trong quá trình phong hóa vật lý.

Các con sóng vỗ thường xuyên vào vách đá gây ra hiện tượng phong hóa vật lý.

Phong hóa do sự thay đổi nhiệt độ

Khi nước ngấm vào đá và trong điều kiện thời tiết lạnh, nước giãn nở khiến cho đá bị nứt. Khi nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn, nước giãn nở.

Nước ngấm vào các vết nứt trong đá, đến nhiệt độ đóng băng chúng giãn nở và mở rộng các vết nứt trong đá.

Phong hóa do ứng suất nhiệt

Khi đá nóng lên (giãn nở) và nguội đi (co lại), chúng trở nên yếu đi theo thời gian và bị vỡ ra thành các mảnh nhỏ. Quy trình này được gọi là phong hóa do ứng suất nhiệt.

Phong hóa do rễ cây

Rễ cây mọc trong đá, làm cho đá bị nứt và gây ra phong hóa.

Rễ cây mọc theo các vết nứt khiến cho vết nứt ngày càng mở rộng.

Phong hóa hóa học và vật lý

Phong hóa hình tổ ong là một dạng phong hóa gồm cả yếu tố vật lý và hóa học.

Các phân tử muối phân giã đá, tạo ra các lỗ rỗng theo thời gian, thường gọi là phong hóa hình tổ ong. Khi nước muối bay hơi, để lại các tinh thể muối. Tinh thể muối giãn ở, làm cho đá bị nứt.

Phong hóa và hoạt động của con người

Phong hóa là một quá trình tự nhiên. Tuy nhiên, các hoạt động của cong người cũng có thể đẩy nhanh quá trình phong hóa. Một số loại ô nhiễm không khí làm tăng tốc độ phong hóa. Đốt than, đốt dầu và khí thải ra các chất hóa học như nito oxit, lưu huỳnh di-ô xit vào bầu khí quyển. Khi các chất này kết hợp với ánh nắng mặt trời và hơi ẩm, chúng tạo thành mưa axit, làm cho quá trình phong hóa nhanh hơn.

xem thêm sự hình thành núi đá vôi trên đầm Vân Long

Tìm hiểu về vooc mông trắng | Delacour’s Langur

Vooc mông trắng (Delacour’s langur) | Vooc quần đùi trắng

Mô tả

Phần lông có 2 màu đen và trắng, đuôi dài và nhiều lông khiến cho Vooc Mông trắng trở nên độc đáo bậc nhất trong họ khỉ Châu Á. Lông ở phần thân phía trên có màu đen, phần phân danh giới giữa màu đen và màu trắng nằm ở ngay trên phía hông và đầu gối. Ria màu trắng ở 2 má dài hơn so với ria của các loài khỉ đen Đông Dương k hác, ria kéo dài từ sau 2 tai xuống cổ. Con đực dài hơn con cái khoảng 60cm, phần đuôi dài khoảng 90cm, trọng lượng khoảng 8.5Kg. Con cái có trọng lượng trung bình 7.5Kg. Các con cái có đốm lông rất riêng màu trắng và phần da nhạt màu phía trước mắt cá chân.

***. Vooc mông trắng tại Đầm Vân Long, foto by Hiep Hiep Horea.

PHÂN BỐ ĐỊA LÝ

Vooc mông trắng là loài bản địa ở Việt Nam và chỉ có ở khu vực phía Bắc của Việt Nam, phân bố rải rác ở các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình và Thanh Hóa.

***. Vooc mông trắng tại Đầm Vân Long, foto by Hiep Hiep Horea.

MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ SINH THÁI

Vooc mông trắng sống trên rừng núi đá vôi, trên cây thường xanh có tán lá lớn hoặc cây bụi thường xanh. Chúng là loài linh trưởng chủ yếu ăn lá cây, lá cây chiếm tới 60-80 % khổ phần ăn, phần còn lại là các cành non, hoa quả và vỏ cây. Chúng sống thành các nhóm nhỏ khoảng 10 cá thể, 1 con đực, 4 con cái và các con.

 NGUY CƠ ĐỐI VỚI LOÀI VOOC

Mối đe dọa chính đối với loài vooc là hoạt động săn bắn để làm thuốc. Số lượng vooc còn lại sống phân mảnh nên hạn chế khả năng sinh sản về lâu dài của chúng.

 TÌNH TRẠNG BẢO TỒN

Vooc mông trắng nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng trong sách đỏ Việt Nam năm 2007, và được bảo vệ theo Nghị định 32/2006 ND-CP:1B. 

Kích  thước, cân nặng và tuổi thọ
Con đực và con cái có kích thước gần tương đương nhau, phần thân khoảng 59 cm, phần đuôi 84 cm. Con đực (8.5 kg) có trọng lượng lớn hơn con cái (7.5 kg). Vooc mông trắng có thể sống đến 20 năm ngoài tự nhiên.

Hình dạng

Vooc mông trắng có đốm lông màu trắng đặc trưng ngay phía trên đùi, đối lập với phần lông màu đen còn lại. Con cái cũng có đốm lông màu trắng gần bộ phận sinh dục. Giống như bộ linh trưởng và họ nhà khỉ, vooc mông trắng có chùm lông màu xám ở phần má và chùm lông ở phần đỉnh đầu.

Giống như các họ hàng của mình, trong 4 tháng sau sinh, vooc mông trắng con có lông màu vàng nhạt. Đặc tính này là đủ đề của rất nhiều nghiên cứu khoa học và lý thuyết. Có thuyết cho rằng đặc điểm này chỉ càng làm cho các loài thú ăn thịt dễ nhận ra chúng. Tuy nhiên, chính màu vàng nhạt này lại giúp ích cho vooc con. Khi phát hiện nguy cơ, các con trưởng thành trong đàn sẽ quan sát xung quanh, nhanh chóng định vị ra vooc con và di chuyển để bảo vệ vooc con.

***. Vooc mông trắng tại Đầm Vân Long, foto by on internet

Khổ phần ăn
Vooc mông trắng là loài động vật ăn lá, lá chiếm đa số khổ phần ăn hàng ngày. Chúng cũng có thể ăn hoa quả và vỏ cây. Giống như các phân họ khỉ khác (khỉ, vooc), vooc mông trắng đã tiến hóa và phát triển một hệ tiêu hóa phức tạp để thích ứng với khẩu phần ăn chỉ có thực vật. Chúng phát triển các tuyến nước bọt lớn, dạ dày dạng túi (giống như dạ dày đa ngăn), tiết nhiều axit dạ dày hơn và có ống tiêu hóa dài hơn. Dạ dày của họ nhà khỉ giống với dạ dày của bò hơn loài linh trưởng điển hình.

Đặc tính sinh hoạt
Vooc mông trắng hoạt động vào ban ngày. Chúng có thể chuyển đổi giữa sống ở trên cây và trên cạn tùy theo môi trường sống. Khi di chuyển trên cây, chúng nhảy từ cành này sang cành khác thay vì đu quăng. Ở trên mặt đất, chúng đi bằng chân. Vooc mông trắng ưa thích môi trường sống có núi đá, còn gọi là rừng núi đá vôi, là dạng rừng mưa nhiệt đới có các vách núi đá vôi và hang động.

Vooc mông trắng là một trong số ít các loài động vật có vú trên thế giới được gọi là loài động vật ở hang – động vật có thể sống phần lớn cuộc đời ở trong các hang động. Một đàn vooc thường kiểm soát một vùng lãnh thổ của một số hang động. Khi đêm về, chúng ngủ trong hang động để tránh các loại thú ăn thịt khác. Cứ sau vài đêm chúng lại chuyển địa điểm một lần.

Sinh hoạt hàng ngày và đặc tính bầy đàn
Vooc ra khỏi hang trước lúc bình minh. Dù là loài động vật sống ban ngày nhưng chúng lại dành phần lớn thời gian ban ngày để nghỉ ngơi. Thời gian còn lại là đi lại và tìm kiếm thức ăn, một phần là giao lưu xã hội trong đàn.

Vooc mông trắng sống với 2 hệ xã hội khác nhau. Kiểu đàn chính là kiểu đàn chỉ có 1 con đực và 1 số con cái sinh sản và con con. Mỗi đàn có một con cái đầu đàn. Nhưng ít ai biết về chế độ mẫu hệ của loài vooc. Các con đực độc thân liên kết thành đàn toàn con đực sống quanh đàn chính, và chờ cơ hội để thay thế con đực đầu đàn chính.

Một đàn vooc lý tưởng thường có khoảng 9 cá thể. Tuy nhiên, do nạn săn bắn và môi trường sống bị phá hủy, hầu hết các đàn có số cá thể ít hơn.

Giao tiếp
Vooc mông trắng có hệ ngôn ngữ giao tiếp khá đơn giản với 15 tín hiệu âm thanh giao tiếp khác nhau. Phần lớn tín hiệu ngôn ngữ này liên quan đến việc bảo vệ hoặc hăm dọa. Giống như nhiều loài linh trưởng khác, các đàn vooc duy trì quan hệ xã hội với nhau thông qua kết nối tình cảm.

Sinh sản
Con đực đầu đàn giao phối với các con cái trong đàn từ tháng 1 đến tháng 6. Con cái mang thai 6–7 tháng, thường sinh một con. Cũng có trường hợp vooc sinh đôi. Vooc mông trắng chăm sóc con theo đàn, tất cả các con cái và con chưa trưởng thành trong đàn hỗ trợ con vooc mẹ chăm sóc vooc non.

Vooc cái trưởng từ tuổi thứ 4 nhưng chúng chỉ phối giống ở khoảng tuổi thứ 6, khi có đủ điều kiện về thể chất và tâm lý để làm mẹ. Con đực trưởng từ tuổi thứ 5, khi đó chúng sẽ rời đàn và tham gia vào đàn toàn vooc đực.

Vai trò đối với hệ sinh thái
Do đặc tính ăn lá, Vooc mông trắng có vai trò quan trọng trong việc gieo hạt và vận chuyển dinh dưỡng trong môi trường. Ngoài ra, khi đi kiếm ăn, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xén tỉa cây, cho phép cây tăng lượng lá và diện tích nảy chồi để kết hoa và đơm trái.

Tình trạng bảo tồn và nguy cơ

Vọc mông trắng được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) liệt vào loài bị đe dọa nguy kịch (IUCN, 2015). Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, có 200 đến 250 cá thể Vooc mông trắng sống trong tự nhiên và khoảng 19 cá thể đang được nuôi nhốt. Và nằm trong danh sách nhóm 25 loài hàng đầu thuộc bộ Linh trưởng bị đe dọa nghiêm trọng nhất.

Mối đe dọa lớn nhất đối với loài vooc mông trắng là hoạt động săn bắn của con người.
Môi trường sống của vooc cũng bị phá hủy do các hoạt động khai thác mỏ đá vôi để sản xuất xi măng, bên cạnh đó còn chịu tác động của nạn phá rừng.

Các nỗ lực bảo tồn
Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp (EPRC) do vườn thú Leipzig Zoo của Đức tài trợ là nơi cứu hộ, chăm sóc và tái thả nhiều loài linh trưởng nguy cấp ở Việt Nam. Vooc mông trắng là một trong 15 loài có mặt tại đây.

Năm 2011, Trung tâm đã tái thả Vooc mông trắng về Khu bảo tòn Đầm Vân Long và tuyên truyền, giáo dục người dân về các loài nguy cấp trong khu vực.

Các nhà nghiên cứu cũng đề suất tạo ra các vành đai di cư để kết nối các mảng rừng, giúp cho các đàn vooc tiếp cận với nhau, cho phép chúng giao thoa và sinh sản.

Tags: #savedelacour’slangur,

Tổng hợp bởi Vanlong garden team

Nguồn http://www.eprc.asia

Van Long Ramsar Site | khu Ramsar Vân Long

Đầm Vân Long

Là một trong 9 khu Ramsar độc nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á, Khu ramsar Vân Long còn có các tên gọi khác như khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, khu đất ngập nước Vân Long, Vanlong wetland nature reserve, vanlong wetland, vanlong nature reserve, và Đầm Vân Long là tên gọi được sử dụng phổ biến nhất.

Nằm ở điểm cuối thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phương, Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (“Đầm Vân Long”) trên diện tích gần 2.800ha nằm ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, là một trong số ít vùng đất ngập nước còn nguyên sơ trong đất liền ở đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Có 3 hệ thống sông ảnh hưởng đến cơ chế thủy văn của Đầm Vân Long là sông Đáy, sông Bôi và sông Hoàng Long. Mùa mưa diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Vào tháng 8 và tháng 9 hàng năm, mực nước dâng cao, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài cá.  

Đầm Vân Long đặc trưng bởi hệ núi đá vôi nhô lên từ mặt nước vô cùng độc đáo. Hệ đầm nước bao bọc bởi hệ núi đá vôi kết hợp với hệ sinh thái dưới nước tạo nên một hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng, độc nhất ở Bán đảo Đông Dương.

Hệ núi đá vôi là nơi cư trú của loài vooc mông trắng (vooc quần đùi trắng –  Delacour’s Langur), là một trong 25 loài linh trưởng trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ, chiếm hơn 50% số lượng cá thể vọc trên toàn cầu. Đây cũng là một trong số ít nơi có thể ngắm vooc trực tiếp ngoài tự nhiên, trong bán kính 5000km2 ở 4 tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình và Thanh Hóa.

Đầm Vân Long cũng là nơi cứ trú và sinh sản của nhiều loài động thực vật thủy sinh và chim nước.

Đầm Vân Long là địa điểm tham quan du lịch sinh thái hấp dẫn đối với cả du khách trong và ngoài nước. Các loài thường được du khách gặp khi tham quan là vọc quần đùi trắng, sâm cầm, cò, vạc, các loài cá thủy sinh, chim nước khác.

Địa điểm tham quan quanh khu vực Đầm Vân Long:

Động Hoa Lư: ~ 8Km

Nơi phát tích của nhà Đinh như Động Hoa Lư ở Thung Lau xã Gia Hưng; nơi tập trận của Đinh Bộ Lĩnh trước khi dẹp yên các sứ quân để lên ngôi Hoàng đế.

Tràng An: ~ 18Km – Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Chùa Bái Đính: ~ 18 Km – ngôi chùa nhiều kỷ lục châu Á Khu bảo tồn thiên nhiên Cúc Phương: ~ 40Km – Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam

Photos by Hiep Hiep Horea, written by Vanlong garden team tags: #damvanlong, #vanlongwetland, #khubaotonthiennhiendatngapnuocvanlong, #vanlonggarden, #vanlongnaturereserve, #Vanlongwetlandnaturereserve

Những vùng đất ngập nước độc đáo chỉ Việt Nam mới có

Trong số những vùng đất ngập nước độc đáo, kỳ lạ và khác biệt của Việt Nam khiến thế giới ao ước muốn sở hữu còn có: Khu hệ đất ngập nước Bàu Sấu, khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Côn Đảo và vườn quốc gia U Minh Thượng.

Vùng đất ngập nước có vai trò rất lớn đối với con người và thiên nhiên. Nhận thức được tầm quan trọng của vùng đất này, ngay từ năm 1989, Việt Nam đã là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trở thành thành viên của Công ước Ramsar. Và được Công ước Ramsar công nhận 9 vùng đất ngập nước của Việt Nam có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar thế giới).

1. Vân Long (Ninh Bình) – Khu Bảo tồn có đàn voọc lớn nhất Việt Nam

    Nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long nằm trên địa phận 7 xã thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, gồm các xã: Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân và Gia Thanh, là điểm đến hấp dẫn du khách không chỉ bởi cảnh quan non nước hữu tình, hệ sinh thái đặc trưng của vùng đất ngập nước châu thổ sông Hồng.

    Nằm trên diện tích 3.500ha, Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, được hình thành từ việc đắp tuyến đê trị thủy dài hơn 30km phía tả ngạn sông Đáy năm 1960. Đầm Vân Long được mệnh danh là “vịnh không sóng” bởi mặt nước mênh mông, phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ, phản chiếu những nét tạc kỳ vĩ của thiên nhiên.

    Đây là vùng đất ngập nước nội địa nguyên vẹn còn sót lại ở Đồng bằng Sông Hồng gồm các dòng sông, hồ nước nông và thảm thực vật ngập nước phong phú, tạo nên cảnh quan thiên nhiên độc đáo.

    Ngoài ra, nơi đây còn nổi tiếng với hệ thống hang động đẹp và thảm thực vật đặc trưng là môi trường sống chính của loài voọc mông trắng, một trong những loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu và chỉ còn ở Việt Nam.

    Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long còn là nơi cư trú, sinh sản quan trọng của nhiều loài thủy sinh và là nơi cư trú các loài chim nước. Vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), Vân Long trở thành địa điểm trú đông của nhiều loài chim di cư từ phương Bắc như: Sâm Cầm, Đại bàng Bonelli, diệc xám, cò ngàng lớn, mồng két, cò bợ, cò trắng, vạc.

    Đây cũng là nơi tập trung của 457 loài thực vật bậc cao và 35 loài thực vật thủy sinh, trong đó có 8 loài được ghi tên trong sách Ðỏ Việt Nam gồm lát hoa, kiêng, tuế lá rộng, cốt toái bổi, sắng bách bộ, mã tiền, hoa tán và sưa Bắc Bộ.

    Không chỉ có ý nghĩa cho bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nơi đây còn cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng cho các cộng đồng dân cư gồm nguồn lợi thủy sản và nông nghiệp, điều tiết nước…

    Hoạt động leo núi, trekking khám phá hệ động thực vật núi đá vôi.

    Một số địa điểm tham quan gần Đầm Vân Long

    Động Hoa Lư: ~ 8Km

    Nơi phát tích của nhà Đinh như Động Hoa Lư ở Thung Lau xã Gia Hưng; nơi tập trận của Đinh Bộ Lĩnh trước khi dẹp yên các sứ quân để lên ngôi Hoàng đế.

    Tràng An: ~ 18Km – Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

    Chùa Bái Đính: ~ 18 Km – ngôi chùa nhiều kỷ lục châu Á

    Khu bảo tồn thiên nhiên Cúc Phương: ~ 40Km – Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam

    2. Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) – Vùng chim quan trọng tại Việt Nam

    Xuân Thủy có 14 kiểu sinh cảnh, bao gồm các sinh cảnh tự nhiên và sinh cảnh nhân tạo. Sinh cảnh có giá trị đa dạng sinh học cao nhất là các bãi bồi và rừng ngập mặn tự nhiên ít bị tác động.

    Do sự đa dạng và tình trạng tương đối nguyên vẹn của các sinh cảnh, Vườn quốc gia Xuân Thủy là nơi dừng chân và trú đông quan trọng của các loài chim nước di cư.

    Qua các đợt khảo sát năm 1988 và 1994 đã quan sát được trên 20.000 cá thể chim nước trong khu vực, trong đó có 8 loài chim bị đe dọa và sắp bị đe dọa ở mức toàn cầu, đó là cò thìa, cò trắng Trung Quốc, choắt lớn mỏ vàng, mòng bể mỏ ngắn, bồ nông chân xám, rẽ mỏ thìa, giang sen, choắt chân màng lớn.

    Ghi nhận đáng chú ý nhất ở Xuân Thủy là tồn tại quần thể loài cò thìa lớn nhất tại Việt Nam.

    Do có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn các loài chim, Xuân Thủy đã được công nhận là một trong số các vùng chim quan trọng tại Việt Nam.

    3. Vườn quốc gia Tràm Chim (Đông Tháp) – Với biểu tượng sếu đầu đỏ

    Vườn quốc gia Tràm Chim là khu vực có hệ sinh thái độc đáo, có tầm quan trọng đặc biệt cho các vùng lân cận, các hệ sinh thái ngập nước, có nhiều nhóm loài đặc hữu quý hiếm, nhóm loài di cư đa dạng.

    Thảm thực vật của Tràm Chim chủ yếu là đồng cỏ ngập theo mùa và các mảng rừng tràm. Nơi đây có hàng trăm loài chim, thực vật và cá bản địa. Nhiều quần thể lớn các loài chim nước có mặt nơi đây, đặc biệt là vào mùa đông.

    Sếu đầu đỏ, loài biểu tượng của Vườn quốc gia Tràm Chim, là loài được xếp hạng sẽ nguy cấp (VU) ở cấp toàn cầu và cấp quốc gia.

    4. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (Cà Mau) – Ba mặt giáp biển

    Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích bãi bùn ngập triều lớn và rừng ngập mặn với các loài chiếm ưu thế như mắm; đước; trang. Đây là khu vực duy nhất ở Việt Nam có ba mặt giáp với biển, chịu tác động của hai chế độ thủy triều (nhật triều phía Tây và bán nhật triều ở phía Đông).

    Do nằm ở vị trí địa lý đặc biệt này, hệ sinh thái biển và ven biển ở vườn quốc gia Mũi Cà Mau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cung cấp các điều kiện phù hợp cho sự di cư, sinh trưởng và sinh sản của một số loài thủy sản; là điểm dừng chân và trú đông rất quan trọng cho nhiều loài chim nước di cư.

    Năm 2010, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã xác định được nhiều loài đang bị đe dọa ở cấp độ toàn cầu, trong đó có ghi nhận về các loài linh trưởng, chim, rái cá, bò sát và cá.

    5. Khu hệ đất ngập nước Bàu Sấu (Đồng Nai) – Môi trường sống của loài cá sấu xiêm

    Toàn bộ hệ đất ngập nước Bàu Sấu nằm ở vị trí trung tâm khu Nam Cát Tiên, VQG Cát Tiên. Nơi đây có hàng chục loài sống mật thiết với các vùng đất ngập nước, bao gồm cả các loài bản địa và các loài chim di trú.

    Bên cạnh đó, hệ sinh thái, động thực vật tại khu vực Bàu Sấu rất phong phú với các loài động vật quý hiếm như tê giác Java, voi châu Á, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo, các loài chim quý hiếm…

    Khu vực này cũng là môi trường sống của loài cá sấu, loài vật đang trong tình trạng bảo tồn ở mức rất nguy cấp (CR) theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ của IUCN (2012).

    7. Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn) – Viên ngọc xanh của núi rừng Đông Bắc

    Vườn quốc gia Ba Bể được đánh giá là một hệ sinh thái độc đáo, có trung tâm là hồ Ba Bể nằm trên độ cao 178m được xác định là hồ tự nhiên lớn trên núi ở Việt Nam.

    Vườn quốc gia Ba Bể là nơi có các sinh cảnh nước ngọt rất đa dạng, trong đó có nhiều các ao tù nhỏ và các vùng đầm lầy. Vườn quốc gia Ba Bể có tầm quan trọng cao trong hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam và là nơi duy nhất bảo vệ hệ sinh thái hồ nước ngọt tự nhiên trong vùng đá vôi.

    Hồ Ba Bể là khu có hệ cá nước ngọt đa dạng nhất trong hệ thống các khu bảo tồn của Việt Nam với trên 100 loài cá.

    Theo đánh giá của nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế, vườn quốc gia Ba Bể còn là một “điểm nóng” về đa dạng sinh học với sự có mặt của nhiều loài đang bị đe dọa ở các cấp độ khác nhau như cầy vằn bắc, voọc đen má trắng…

    Ngoài ra, vườn quốc gia Ba Bể có tổng số khoảng 235 loài chim, trong đó có 1 loài bị đe dọa toàn cầu là vạc hoa (nguy cấp) và 2 loài gần bị đe dọa là hồng hoàng và diều cá đầu xám.

    7. Vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) – Khu Ramsar biển đầu tiên của Việt Nam

    Với tổng diện tích tự nhiên: 19.883,15 ha, Vườn quốc gia Côn Đảo đã ghi nhận trên 1.000 loài thực vật có mạch và nhiều loại chim, thú, bò sát, ếch nhái tại đây. Có nhiều loài chim ở Côn Đảo không tìm thấy ở bất kỳ một nơi nào khác ở Việt Nam như chim nhiệt đới, chim điên mặt xanh và gầm gì trắng.

    Hệ sinh thái biển tại vườn quốc gia Côn Đảo có rừng ngập mặn, các rạn san hô và cỏ biển. Các cuộc điều tra của Viện Hải dương học Nha Trang đã ghi nhận có trên 1.300 loài động thực vật biển, trong đó có 44 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt, Côn Đảo là nơi tồn tại quần thể nhỏ của loài thú biển bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu là loài bò biển Dugong.

    Ngoài ra, vườn quốc gia Côn Đảo là nơi làm tổ quan trọng của loài vích và đồi mồi, hai loài rùa biển đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu. Một số loài động vật biển có vú cũng đã được ghi nhận tại Vườn quốc gia Côn Đảo.

    8. Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Đồng Tháp Mười)

    Rộng tới hơn 5.000ha, tại đây có một số lượng cảnh quan tự nhiên khá lớn như rừng tràm, cù lao, đầm lầy, sông ngòi, hay thậm chí đồng cỏ.

    Khu Láng Sen thuộc vùng trũng của Đồng Tháp Mười, có hệ sinh thái đa dạng. Qua khảo sát, vùng Láng Sen có 156 loài thực vật hoang dã, 149 loài động vật có xương sống, trong đó có 13 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam như trăn đất, rắn ráo, chim bạc má, ác là…

    Ngoài động vật, nơi đây còn có thảm thực vật tự nhiên ven sông rạch phong phú. Vào mùa khô, đây còn là chỗ trú ẩn của các loài bò sát như rắn ri, rùa, cua đinh, lươn, cá lóc…

    9. Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang)

    Đây là 1 trong 2 khu vực quan trọng nhất của rừng đầm lầy than bùn còn lại ở Việt Nam (khu vực khác là U Minh Hạ).

    Hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn trở thành một hệ sinh thái có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi nuôi dưỡng, trú ngụ của hàng trăm loài động vật hoang dã, bao gồm cả chim, thú, bò sát, lưỡng cư, cá, côn trùng và nhiều loài thủy sinh vật phân bố ở các độ sâu khác nhau trong hệ sinh thái.

    Tại U Minh Thượng có 72 loài động, thực vật quý, hiếm được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục đỏ IUCN 2012.

    Công ước Ramsar – Công ước về các vùng đất ngập nước (được ký tại thành phố Ramsar, Iran vào năm 1971) là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý đất ngập nước và các nguồn tài nguyên từ đất ngập nước. Được đánh giá là quốc gia có hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng với khoảng hơn 25 vùng có thể đáp ứng được tiêu chí của vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar. Trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động về bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước để thực hiện trách nhiệm quốc gia thành viên, xây dựng hành lang pháp luật về quản lý đất ngập nước; quy hoạch thành lập mới 45 khu bảo tồn đất ngập nước đến năm 2030.

    Tổng hợp bởi Vanlong garden team

    Vai trò của các vùng đất ngập nước

    Bất cứ nơi nào có đất gặp nước, ở đó có sự sống sinh sôi. Ở mọi quốc gia và vùng khí hậu, từ các khu vực bắc cực đến vùng nhiệt đới, từ các vùng núi cao ra biển, đất ngập nước tạo ra nơi cư trú cho 40% các loài trên thế giới và có vai trò quan trọng đối với con người. Chúng ta cùng tìm hiểu các dạng đất ngập nước và phân biệt sự khác nhau giữa các vùng đất ngập nước để hiểu cách chúng giúp ích cho con người.

    Vì sao các vùng đất ngập nước lại quan trọng?

    Đất ngập nước là thành phần quan trọng trong cảnh quan môi trường, mang lại nhiều lợi ích cho con người, cho các loài cá và động thực vật hoang dã. Các lợi ích có thể kể đến h bảo vệ và cải thiện chất lượng nước, tạo ra môi trường sống cho các loài cá avf động thực vật, chứa nước lũ và duy trì nước mặt trong mùa khô. Các chức năng này đã tạo nên đặc tính tự nhiên độc đáo của các vùng đất ngập nước.

    Vùng đất ngập nước và tự nhiên

    So với rừng nhiệt đới và rải san hô thi đất ngập nước là hệ sinh thái hiệu quả nhất trên thế giới. Rất nhiều loài vi sinh vật, thực vật, côn trùng, các loài lưỡng cư, bò sát, chim, cá và động vật có vú là một phần của hệ sinh thái đất ngập nước. Khí hậu, cảnh quan, địa chất và chuyển dịch và phong phú của nước giúp xác định các loài thực vật và động vật sống ở mỗi vùng đất ngập nước. Mối quan hệ đa dạng, phức tạp giữa các sinh vật sống ở vùng đất ngập nước được gọi là lưới thức ăn. Đó là lý do tại sao vùng đất ngập nước ở Texas, North Carolina và Alaska là khác nhau.

    Vùng đất ngập nước được coi là một “siêu thị sinh học”. Chúng cung cấp lượng lớn thức ăn thu hút nhiều loài động vật. Các loài động vật sử dụng đất ngập nước làm nơi sinh sống cho một phần hoặc toàn bộ vòng đời của mình. Lá và cuống lá cây chết đi, hòa vào nước để tạo thành các vật liệu hữu cơ nhỏ gọi là các “mảnh vụn”. Các chất này là thức ăn cho nhiều loài côn trùng thủy sinh nhỏ, động vật có vỏ và cá nhỏ. Các loài này lại là thức ăn cho các loài cá ăn thịt lớn hơn, các loài bò sát, loài lưỡng cư, chim và động vật có vú.

    Chức năng của vùng đất ngập nước và giá trị của chúng đối với con người phụ thuộc vào các mối quan hệ phức tạp giữa đất ngập nước và các hệ sinh thái khác trong một lưu vực. Lưu vực là một vùng địa lý mà nước, phù sa và các chất hòa tan chảy từ các khu vực cao hơn ra cửa sông hoặc lưu vực thấp. Lưu vực sông là nơi có nước, phù sa và các vật chất hòa tan chảy từ khu vực cao xuống khu vực thấp hoặc xuống hồ, suối, hoặc cửa sông.

    Đất ngập nước đóng vai trò tích hợp trong hệ sinh thái lưu vực đất ngập nước. 

    Sự kết hợp của vùng nước nông, hàm lượng dinh dưỡng cao và khả năng tổng hợp chất hữu cơ là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các sinh vật tạo nên cơ sở cho lưới thức ăn và cung cấp thức ăn cho nhiều loài cá, lưỡng cư, động vật có vỏ và côn trùng. Nhiều loài chim và động vật có vú sống dựa vào các vùng đất ngập nước để kiếm thức ăn, nước, nơi trú ẩn, nhất là trong quá trình di cư và sinh sản.

    Các vi sinh vật, thực vật và động vật trong khu vực đất ngập nước là một phần của vòng tuần hoàn nước, ni tơ và lưu huỳnh. Ngày nay các nhà khoa học cho rằng các vùng đất ngập nước còn có chức năng duy tu khí quyển. Đất ngập nước lưu trữ các bon trong các loài thực vật và đất thay thì thải vào khí quyển dưới dạng CO2. Do đó, đất ngập nước giúp điều hòa điều kiện khí hậu toàn cầu.

    Đất ngập nước và con người

    Đất ngập nước mang lại cho chúng ta những giá trị mà không một hệ sinh thái nào có thể có. Các giá trị đó có thể kể đến như cải thiện chất lượng nước tự nhiên, chống lũ, kiểm soát sói mòn bờ biển, nơi giải trí và thẩm mỹ, các sản phẩm tự nhiên cho chúng ta sử dụng miễn phí. Bảo vệ các vùng đất ngập nước có thể bảo vệ cho sự an toàn và phúc lợi của chính chúng ta.

    Sản phẩm tự nhiên cho nền kinh tế của chúng

    Chúng ta sử dụng nhiều sản phẩm tự nhiên từ đất ngập nước như cá, các loài động vật có vỏ, blueberries, cranberries, gỗ và lúa gạo. Một số loại thuốc lấy từ thực vật và đất ngập nước. Nhiều ngành đánh bắt cá và động vật có vỏ cần đầu vào là các loài sống phụ thuộc vào đất ngập nước. Ở khu vực Đông Nam, hầu như toàn bộ hoạt động đánh bắt cá thương mại và 50% hoạt động giải trí là cá và động vật có vỏ, lệ thuộc vào hệ sinh thái đất ngập nước. Các vùng đầm lầy ven biển Louisiana có giá trị thương mại lớn về đánh bắt cá và động vật có vỏ. Các vùng đất ngập nước là môi trường sống cho các loài có lông như chuột, hải ly, chồn nâu cũng như các loài bò sát như cá sấu.

    Môi trường sống cho các và động thực vật

    Hơn 1/3 các loài có nguy cơ và bị đe dọa ở Mỹ chỉ sống ở các vùng đất ngập nước và gần 50% sử sụng đất ngập nước ở một số thời điểm trong suốt vòng đời của chúng. Nhiều loài động thực vật khác phải dựa vào các vùng đất ngập nước để tồn tại. Các loài cá và động vật có vỏ sống ở biển và cửa sông, nhiều loài chim và một số loài động vật có vú phải dựa vào đất ngập nước ven biển để sinh tồn. Hầu hết các loài cá cho mục đích thương mại và giải trí sinh sản và nuôi con ở các vùng đầm lầy ven biển và cửa sông. Tôm, sò, cua cần các vùng đất ngập nước để kiếm thức ăn, nơi trú ẩn và nơi sinh sản.

    Đối với nhiều loài động thực vật như vịt, hải ly, cỏ tăm, hoa hồng bụt, đất ngập nước là môi trường sống duy nhất của chúng. Hải ly có thể tự tạo ra vùng đất ngập nước cho riêng mình. Đối với các loài khác như cá vược sọc, chim cắt, rái cá, gấu đen, gấu mèo và hươu, đất ngập nước là nơi cung cấp thức ăn quan trọng, nước hoặc nơi trú ẩn.

    Nhiều loài chim sinh sản ở Mỹ gồm vịt, ngỗng, woodpeckers, hawks, wading birds và nhiều loài chim song-birds—kiếm thức ăn, làm tổ và nuôi con ở vùng đất ngập nước. Các loài chim nước di cư sử dụng các vùng đất ngập nước và đất ven biển làm nơi kiếm thức ăn, sinh sản hoặc làm tổ ít nhất một phần trong năm. Theo đó, đã có thỏa thuận quốc tế được đưa ra để bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế bởi vì một số loài chim di cư hoàn toàn phụ thuộc vào một số vùng đất ngập nước và sẽ bị tuyệt chủng nếu các vùng đất ngập nước này bị phá hủy.

    Chống lũ

    Các vùng đất ngập nước có chức năng như là những chiếc bọt biển tự nhiên hấp thụ và từ từ nhả nước mặt, nước mưa, nước băng tan, nước ngầm và nước lũ. Cây, dễ cây và các loài thực vật ngập nước khác cũng làm chậm tốc độ dòng nước lũ và phân bổ chúng dần ra vùng lũ. Chức năng chứa nước và hãm tốc này giúp giảm chiều cao lũ và giảm sói mòn.

    Đất ngập nước ở vùng hạ lưu của các khu vực đô thị có giá trị đặc biệt vì chúng làm giảm tốc độ và dung lượng nước mặt thoát ra từ mặt đường và các tòa nhà. Khả năng giữ nước của các vùng đất ngập nước giúp kiểm soát lũ và ngăn úng ngập cho mùa màng.

    Đất ngập nước là gì?

    Định nghĩa

    Đất ngập nước là những khu vực có nước bao phủ đất hoặc có sự xuất hiện của nước trên bề mặt hoặc gần mặt đất quanh năm hoặc một số thời kỳ trong năm. Mức độ bão hòa nước xác định hình thức phát triển đất và các loại thực vật và động vật sống trong và trên đất. Đất ngập nước có thể hỗ trợ cho các loài thủy sinh và trên cạn. Sự xuất hiện thường xuyên của nước tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài thực vật đặc hữu và thúc đẩy sự phát triển đất ở vùng đất ngập nước.

    Phân loại đất ngập nước

    Các khu vực đất ngập nước có sự khác nhau lớn do sự khác nhau về đất, địa hình, khí hậu, thủy văn, hóa chất trong nước, thực vật và các yếu tố khác như sự can thiệp của con người. Nói chung, đất ngập nước có thể được tìm thấy từ vùng lãnh nguyên đến rừng nhiệt đới, trên mọi lục địa, ngoài trừ châu Nam Cực

    Có 2 dạng đất ngập nước được ghi nhận là đất ngập nước ven biển hay thủy chiều và đất ngập nước trong đất liền.

    Đất ngập nước ven biển

    Đất ngập nước ven biển có liên quan mật thiết với các cửa sông, nơi có sự pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn để tạo nên môi trường nước có độ mặn khác nhau. Nước muối và sự lên suống của mực nước (do tác động của thủy triều) tạo nên một môi trường khá khó khăn cho hầu hết các loài thực vật. Kết quả là nhiều khu vực nông ven bờ không có cây sống. Tuy nhiên, một số loài cây đã thích ứng thành công với môi trường này. Đầm đước, với các loài cây bụi ưa mặn là dạng điển hình của khí khậu nhiệt đới.

    Đất ngập nước trong đất liền

    Đất ngập nước trong đất liền là các vùng đất dọc sông và suối (đất ngập nước ven sông suối) được bao quanh bởi vùng đất khô dọc các ao hồ và ở các vùng trũng có nước ngầm giao với nước mặt hoặc nơi có nước mưa làm bão hòa đất. Vùng đất ngập nước trong đất liền gồm có đầm lầy và xình lầy có các loài thực vật thân thảo, đàm lầy có cây bụi, rừng thưa.  Nhiều vùng đất ngập nước theo mùa (khô hạn vào một hoặc một số mùa trong năm). Lượng nước và thời điểm ngập nước quyết định chức năng của vùng đất ngập nước và vai trò của nó đối với môi trường.

    Tổng hợp bởi Vanlong garden team

    Đất ngập nước là gì | What is wetland?

    …là nơi đất gặp nước.

    Nếu rừng mưa nhiệt đới là lá phổi của hành tinh chúng ta thì vùng đất ngập nước là máu. Giống như không khí để thở, chúng ta cần nước để sống. Việc bảo tồn các vùng đất ngập nước có vai trò sống còn đến sự sống trên Trái đất.

    Đất ngập nước có thể tìm thấy ở mọi nơi trên thế giới, từ các vùng đồng bằng rộng lớn và các dòng sông dài rộng, đến các vùng đầm lầy, sông hồ, cho đến các ao nhỏ ngay trong vườn nhà. Trải qua hàng nghìn năm, con người và động vật hoang dã phải sống dựa vào vùng đất ngập nước. Tính đến nay, Việt Nam có 9 khu đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar thế giới. Cụ thể: Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Ðịnh), Vùng ÐNN Bầu Sấu (thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên, Ðồng Nai), Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Vườn quốc gia Tràm Chim (Ðồng Tháp), Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (Cà Mau), Vườn quốc gia Côn Ðảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Khu bảo tồn ÐNN Láng Sen (Long An), Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang), Khu bảo tồn thiên nhiên ÐNN Vân Long (Ninh Bình).

    Sự kỳ diệu của vùng đất ngập nước

    Đất ngập nước đồng nghĩa với đa dạng sinh học. Chúng là một phần của hạ tầng tự nhiên, bảo vệ chúng ta trước biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán và ô nhiễm. Chúng có vai trò thiết yếu đối với sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta.

    Đất ngập nước và đa dạng sinh học

    Đất ngập nước là một trong những môi trường sống có đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Là nơi trú ngụ cho nhiều loài động vật nguy cấp, các loài sinh vật nước ngọt và là “trạm dịch vụ” cho hàng triệu con chim di cư để nghỉ nơi và nạp năng lượng. Nhiều loài động thực vật đặc hữu chỉ có ở các vùng đất ngập nước.

    40% các loài động thực vật trên thế giới sống phụ thuộc vào đất ngập nước.
    Hàng năm có 200 loài mới được phát hiện ở các vùng đất ngập nước ngọt.
    Vùng đất ngập nước ven biển như sú vẹt là nơi có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới.

    Đất ngập nước lưu trữ các bon

    Đất ngập nước giúp làm chậm quá trình biến đổi khí hậu thông qua việc hấp thụ và lưu trữ khối lượng carbon khổng lồ. Chúng còn giúp chúng ta chuẩn bị ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.

    Đất ngập nước là nơi lưu trữ các bon hiệu quả nhất trên hành tinh.
    Đất ngập nước lưu trữ các bon gấp 2 lần so với các rừng nhiệt đới trên thế giới cộng lại.

    Đất ngập nước giảm rủi ro xảy ra thảm họa tự nhiên

    Đất ngập nước bảo vệ chúng ta kho các điều kiện thời tiết cực đoan và giúp chúng ta khắc phục tốt hơn từ các thảm họa tự nhiên. Nhờ hấp thụ nước như tấm bọt xốp, và tạo ra vùng đệm chắn biển, bảo vệ chúng ta khỏi lũ lụt, sóng thần và mưa bão. Đất ngập nước còn bảo vệ chúng ta khỏi hạn hán, giảm nhiệt độ không khí đến 10 độ C.

    Rừng đước và đầm lầy ven biển bảo vệ 60% dân số ở ven biển trước các tác động của lũ lụt ven biển.
    Với tác dụng như là các tấm chắn sóng, các rặng san hô bảo vệ chúng ta trước các điều kiện cực đoan.
    Mỗi km rừng đước có thể giảm mực nước lũ 50cm.

    Đất ngập nước và sinh kế của chúng ta

    Đất ngập nước giúp con người và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự thịnh vượng của chúng ta. Từ sống Nile đến sống Mekong, các nền văn minh phát triển quanh các vùng đất ngập nước, và trên khắp thế giới, vùng đất ngập nước cung cấp cho chúng ta thức ăn, nước, nguồn lợi, giao thông và giải trí.

    Đất ngập nước mang lại sinh kế cho 1 tỷ người.
    50% du khách quốc tế tìm kiếm giải trí ở các khu vực đất ngập nước, giúp tạo ra hàng triệu công ăn việc làm.
    Hơn 50% dân số thế giới sống dựa vào sản phẩm trồng cấy ở vùng đất ngập nước như lúa gạo.

    Đất ngập nước và nước

    Đất ngập nước không chỉ giữ nước ngọt mà còn cải thiện chất lượng nước thông qua việc lọc dần các chất ô nhiễm.

    Diện tích đất ngập nước bị giảm cùng với ô nhiễm càng làm trầm trọng cuộc khủng hoảng nước và đe dọa mọi sự sống.
    Chỉ có chưa đầy 1% nước ngọt trên trái đất là có thể dùng được, có ở các vùng đất ngập nước, trong đó 30% là nằm ở các sông hồ.
    Đất ngập nước có thể loại bỏ 60% kim loại trong nước và loại bỏ 90% ni tơ, thanh lọc nước giúp chúng ta phát triển.

    Đất ngập nước và sức khỏe, hạnh phúc của chúng ta

    Sự kết nối giữa chúng ta với tự nhiên và nhất là các khu vực đất ngâp nước có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và hạnh phúc. Nghiên cứu cho thấy, sống quanh khu vực đất ngập nước và môi trường tự nhiên có thể giúp chúng ta lấy lại cảm giác bình yên và phục hồi sức khỏe, giải tỏa stress của cuộc sống thường ngày.

    Giành thời gian ở khu vực đất ngập nước có thể giúp giảm lo âu, stress và trầm cảm.
    Giành thời gian ở các không gian xanh kết hợp với nước mang lại nhiều lợi ích hơn so với các không gian xanh đơn thuần.

    Đất ngập nước | các nguy cơ

    Đất ngập nước không được quan tâm đúng mức trong nhiều thế kỷ.

    Các loài ngoại lai, ô nhiễm, phát triển không bền vững và biến đổi khí hậu đang làm ảnh hưởng đến các vùng đất ngập nước hơn bao giờ hết. Hậu quả của nó rất đang báo động.

    35% diện tích đất ngập nước bị biến mất kể từ năm 1970.
    Đất ngập nước biến mất thanh hơn 3 lần tốc độ chặt phá rừng.
    25% các loài sống ở khu vực đất ngập nước bị tuyệt chủng.

    Written by Vanglong garden team.

    Ngăn chặn suy kiệt đất ngập nước để chống biến đổi khí hậu

    Đất ngập nước giúp chúng ta ứng phó với biến khổi khí hậu

    Đất ngập nước ở Việt Nam

    Việt Nam có khoảng 10 triệu ha đất ngập nước, với 9 khu ramsar (khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) và nhiều khu bảo tồn, vùng đất ngập nước có vai trò và giá trị quan trọng về kinh kế, xã hội, môi trường và văn hóa. Đất ngập nước đóng vai trò quan trọng đối với sinh kế của cộng đồng địa phương và là chìa khóa để ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài giá trị bảo tồn và nghiên cứu khoa học, các vùng đất ngập nước còn cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ, nguồn lợi thủy sản, điều tiết nước, điều hòa không khí, hấp thụ các bon, du lịch sinh thái. Đặc biệt là khả năng chắn sóng làm giảm xói lở bờ biển, giảm thiệt hai do bão, lũ và sóng thần của các vùng đất ngập nước ven biển (rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển vv) trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

    Đầm Vân Long | Vanlong wetland

    Các rạn san hô ở Đông Nam Á làm suy yếu sóng thần

    Các rạn san hô đang chết dần do nhiệt độ và độ axit của đại dương tăng và đặc biệt là tác động gây hại trực tiếp của con người nên cộng đồng địa phương không thể xem nhẹ vai trò và tầm quan trọng của các rạn san hô. Nghiên cứu gần đây cho thấy so với các rạn san hô đã chết, các rạn san hô khỏe mạnh bảo vệ cộng đồng gấp 2 lần khi thảm họa tự nhiên như sóng thần xảy ra.

    Khí hậu trái đất đang thay đổi

    Nhiệt độ đang tăng lên, đại dương đang ấm lên, tuyết và băng tan và mực nước biển tăng nhanh hơn so với bất kỳ thế kỷ nào trước đây.

    Các hoạt động của con người là lý do làm tăng lượng khí nhà kính (Co2), khí metan trong tầng khí quyển.

    Cộng đồng toàn cầu hành động

    Mức khí CO2 trong khí quyển của chúng ta đã tăng 40% kể từ thời kỳ tiền công nghiệp. Để hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu, cộng đồng toàn cầu đang tì cách để ổn định và giảm phát thải khí nhà kính (GHG), đồng thời hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong thế kỷ này xuống dưới 2oC thông qua Thỏa thuận Paris.

    Đất ngập nước

    Chìa khóa để ứng phó với biến đổi khí hậu

    Đất ngập nước là một giải pháp tự nhiên

    Tần suất các thảm họa trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi chỉ sau 35 năm và 90% các thảm họa này có liên quan đén nước. Dự đoán sẽ xuất hiện những hiện tượng thời tiết cực đoan hơn trong tương lai. Các vùng đất ngập nước đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định khí nhà kính và giảm bớt các tác động của biến đổi khí hậu.

    Các vùng đất ngập nước làm vùng đệm bảo vệ bờ biển trước các tác động của thời tiết khắc nghiệt

    Các vùng đất ngập nước ven biển như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô vv là vùng đệm làm giảm các tác động của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Chúng làm giảm cường độ của sóng, giảm tác động của nước dân do bão và sóng thần, che chắn cho 60% số dân sống và làm việc dọc theo bởi biển khỏi lũ lụt, thiệt hại về tài sản và người.

    Các vùng đất ngập nước làm giảm lũ lụt và hạn hán

    Các vùng đất ngâp nước nội địa như vùng đồng bằng ngập lũ, sông, hồ, đầm lầy vv có chức năng như tấm bọt biển, hấp thụ và lữu trữ lượng mưa dư thừa làm giảm nước lũ. Trong mùa khô ở các vùng khí hậu khô cằn, vùng đất ngập nước giải phóng nước được lưu trữ, làm giảm hạn hán và giảm thiểu tình trạng thiếu nước.

    Đất ngập nước tự nhiên hấp thụ và lưu trữ các bon

    Đất than bùn, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển chứa một lượng lớn các bon. Đất than bùn chiếm khoảng 3% diện tích đất trên hành tinh của chúng ta và lưu trữ khoảng 30% tổng lượng các bon trên đất liền – gấp đôi so với tất cả các khu rừng trên thế giới cộng lại. Đất ngập nước là các bể chứa các bon hiệu quả nhất trên Trái đất.

    Chúng ta không làm khô các vùng đất ngập nước

    Khi bị khô hạn hoặc đốt cho mục đích nông nghiệp (như thường làm với các vùng rừng ngập nước) thì chúng ta sẽ biến một bể chứa các bon đã lưu trữ hàng thế kỷ, thành một nguồn các bon phải phóng vào khí quyển. Lượng khí CO2 từ các vùng đất than bùn bị khô hạn và đốt cháy tương đương 10% tổng các nguồn phát thải mỗi năm từ nhiên liệu hóa thạch.

    Chúng ta phải bảo tồn và phục hồi đất ngập nước

    Các chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu phải bao gồm việc sử dụng khôn khéo và phục hồi đất ngập nước. Kể từ năm 1970, chúng ta đã mất 35% diện tích đất ngập nước. Mỗi cá nhân, cộng động và chính quyền phải hợp tác với nhau để bảo vệ các hệ sinh thái tuyệt vời này, giúp chúng ta ứng phó trước các tác động của biến đổi khí hậu.

    Nguồn: Ramsar | Ngày đất ngập nước thế giới năm 2019.

    tags: #damvanlong, #vanlongwetland, #khubaotonthiennhiendatngapnuocvanlong, #vanlonggarden, #vanlongnaturereserve.

    Đầm Vân Long | Khu Bảo tồn thiên nhiên có đàn voọc lớn nhất Việt Nam

    Nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long nằm trên địa phận 7 xã thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, gồm các xã: Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân và Gia Thanh, là điểm đến hấp dẫn du khách không chỉ bởi cảnh quan non nước hữu tình, hệ sinh thái đặc trưng của vùng đất ngập nước châu thổ sông Hồng.

    Nằm trên diện tích 3.500ha, Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, được hình thành từ việc đắp tuyến đê trị thủy dài hơn 30km phía tả ngạn sông Đáy năm 1960. Đầm Vân Long được mệnh danh là “vịnh không sóng” bởi mặt nước mênh mông, phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ, phản chiếu những nét tạc kỳ vĩ của thiên nhiên.

    Đây là vùng đất ngập nước nội địa nguyên vẹn còn sót lại ở Đồng bằng Sông Hồng gồm các dòng sông, hồ nước nông và thảm thực vật ngập nước phong phú, tạo nên cảnh quan thiên nhiên độc đáo.

    Ngoài ra, nơi đây còn nổi tiếng với hệ thống hang động đẹp và thảm thực vật đặc trưng là môi trường sống chính của loài voọc mông trắng, một trong những loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu và chỉ còn ở Việt Nam.

    Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long còn là nơi cư trú, sinh sản quan trọng của nhiều loài thủy sinh và là nơi cư trú các loài chim nước. Vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), Vân Long trở thành địa điểm trú đông của nhiều loài chim di cư từ phương Bắc như: Sâm Cầm, Đại bàng Bonelli, diệc xám, cò ngàng lớn, mồng két, cò bợ, cò trắng, vạc.

    Đàn Sâm Cầm Di Cư. Ảnh Hiep Hiep Horea

    Đây cũng là nơi tập trung của 457 loài thực vật bậc cao và 35 loài thực vật thủy sinh, trong đó có 8 loài được ghi tên trong sách Ðỏ Việt Nam gồm lát hoa, kiêng, tuế lá rộng, cốt toái bổi, sắng bách bộ, mã tiền, hoa tán và sưa Bắc Bộ.

    Không chỉ có ý nghĩa cho bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nơi đây còn cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng cho các cộng đồng dân cư gồm nguồn lợi thủy sản và nông nghiệp, điều tiết nước…

    Hoạt động leo núi, trekking khám phá hệ động thực vật núi đá vôi.

    Một số địa điểm tham quan gần Đầm Vân Long

    Động Hoa Lư: ~ 8Km

    Nơi phát tích của nhà Đinh như Động Hoa Lư ở Thung Lau xã Gia Hưng; nơi tập trận của Đinh Bộ Lĩnh trước khi dẹp yên các sứ quân để lên ngôi Hoàng đế.

    Tràng An: ~ 18Km – Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

    Chùa Bái Đính: ~ 18 Km – ngôi chùa nhiều kỷ lục châu Á Khu bảo tồn thiên nhiên Cúc Phương: ~ 40Km – Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam

    Photos by Hiep Hiep Horea, written by Vanlong garden team

    tags: #damvanlong, #vanlongwetland, #khubaotonthiennhiendatngapnuocvanlong, #vanlonggarden, #vanlongnaturereserve.

    Ngày đất ngập nước thế giới là gì?

    Ngày 2 tháng 2 hàng năm là Ngày Đất ngập Nước Thế giới, là dịp để kỷ niệm và bảo vệ hệ sinh thái của các vùng đất ngập nước trên thế giới, trong đó có Khu bảo Tồn Thiên nhiên Đất Ngập nước Vân Long (gọi tắt là Đầm Vân Long). Hệ sinh thái đất ngập nước không chỉ là nơi trú ngụ cho các loài động thực vật mà còn có vai trò thiết yếu đến sự tồn tại của con người, từ việc giảm biến đổi khí hậu đến bảo vệ con người khỏi lũ lụt. Bảo vệ vùng đất ngập nước đồng nghĩa với việc chúng ta bảo vệ hành tinh của chúng ta và bảo vệ chính chúng ta.

    Ngày Đất ngập nước thế giới là gì?

    Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được thông qua tại Ramsar vào ngày 2 tháng 2 năm 1971. Tầm quan trọng của vùng đất ngập nước cũng được Liên hợp quốc tuyên bố như sau:

    “Giải pháp nào để giảm lũ lụt, hạn hán và ô nhiễm nước? Bằng giải pháp mà chúng ta đã tìm thấy trong tự nhiên. Câu trả lời là tự nhiên!

    Vùng đất ngập nước diễn ra ở các môi trường khác nhau trên khắp thế giới, chúng có các đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, chúng lại có một điểm chung: chúng là môi trường sống vô cùng quan trọng với đa dạng sinh học cao, có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người cũng như động vật.

    Cho dù được gọi với bất kỳ tên gọi nào như đầm lầy, sình lầy, đất trũng vv thì vùng đất ngập nước vẫn là một hệ sinh thái độc đáo – một vùng đất ngập nước, dù là thường xuyên hay theo mùa. Là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật. Đáng buồn là có đến 50% các khu vực đất ngập nước trên thế giới đã bị phá hủy. Nếu không có môi trường đất ngập nước phù hợp, nhiều loài sẽ sớm bị mất nơi cứ trú.

    10 lý do vì sao chúng ta cần phải quan tâm đến các vùng đất ngập nước

    .1

    Đất ngập nước giúp thanh lọc nguồn nước

    Đất ngập nước là hệ lọc nước tuyệt vời. Chúng giữ lại bồi lắng và loại bỏ các chất gây ô nhiễm, giúp lọc nước. Hiệu quả hơn hệ thống lọc nước nhân tạo.

    .2

    Đất ngập nước lưu trữ nước để bảo đảm nguồn cung trong các mùa khô hạnất ngập nước giúp thanh lọc nguồn nước

    Đất ngập nước hoạt động giống như các bọt xốp. Chúng lưu trữ nước, sau đó từ từ cung cấp, giúp giải quyết vấn đề nước trong mùa khô có ít mưa.

    .3

    Đất ngập nước ngăn ngừa lũ lụt

    Khi các dòng sông tràn bờ, các vùng đất ngập nước là nơi lưu trữ nước tràn và từ từ phân bổ cho các vùng thấp hơn. Dễ cây và các hệ thực vật khác cũng giúp làm chậm tốc độ của dòng nước lũ.

    .4

    Đất ngập nước bổ sung nước ngầm

    Trước đây, các nhà quy hoạch thành phố đưa nước về vũng trũng hoặc đắp đập rồi dùng đường ống để dẫn nước ra biển. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đều biết rằng đất ngập nước cho phép nước ngấm vào lòng đất, tái tạo lại nguồn cung cấp nước ngầm tự nhiên.

    .5

    Đất ngập nước giúp kiểm soát sói mòn đất

    Bồi lắng, phù sa được giữ lại ở vùng đất ngập nước trước khi đổ ra sông.

    .6

    Đất ngập nước là nơi trú ngụ cho các loài cá con

    Các vùng nước nông và tĩnh tạo ra nơi trú ẩn cho các loài cá con.

    .7

    Đất ngập nước là nơi trú ẩn cho động và thực vật

    Môi trường đất ngập nước có đa dạng sinh học cao. Nơi đây cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho nhiều loài động vật, nhất là các loài chim và các loài lưỡng cư.

    .8

    Đất ngập nước bảo vệ đa dạng sinh học

    Nhiều loài sinh vật lệ thuộc vào đất ngập nước và lệ thuộc lẫn nhau. Các loài côn trùng bị hấp dẫn bởi các loài thực vật cung cấp thức ăn cho các loài động vật khác như cá, ếch và chim, rồi cá, ếch và chim lại cung cấp thức ăn cho các loài ăn thịt. Đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước đã tạo ra các loài đặc hữu chỉ tìm thấy ở vùng đất ngập nước.

    .9

    Đất ngập nước là nơi giải trí và học tập nghiên cứu

    Giống như các khu vực đất ngập nước khác trên thế giới, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước như Vân Long là nơi các bạn có thể khám phá, chèo thuyền, ngắm vọc quần đùi trắng, đạp xe, ngắm núi mèo cào, tận hưởng bầu không khí trong lành dọc triền đê Vân Long, tìm hiểu về hệ động thực vật nơi đây.

    .10

    Đất ngập nước tạo ra các hệ thực vật có thể dùng để làm nhà và làm đồ thủ công, thuốc chữa bệnh

    Đất ngập nướccung cấp cỏ để lợp mái nhà, làm đồ thủ công, gỗ để làm nhà, thuốc chữa bệnh.

    Vậy, bạn và tôi có thể làm gì để giúp cho vùng đất ngập nước?

    . Khám phá vùng đất ngập nước để tìm hiểu về giá trị của chúng

    . Vệ sinh nhà cửa và vệ sinh cá nhân bằng các sản phẩm có thể phân hủy sinh học

    . Sử dụng các sản phẩm hữu cơ trong vườn nhà

    . Tiết kiệm nước – one drop wasted is a drop too much!

    . Lan tỏa đến người khác về tầm quan trọng của vùng đất ngập nước – chia sẻ bài viết này với bạn bè, người thân Tìm hiểu thêm tại www.vanlonggarden.vn.

    by Vanlong garden team

    Các gói dịch vụ du lịch và sản phẩm 20% sẽ được gửi đến email của bạn

    Khi nhấp vào Đăng ký, bạn đồng ý với các Điều Khoản & Điều Kiện và Chính Sách Bảo Mật của chúng tôi

      Du vụ lưu trú và du lịch sinh thái gắn liền với Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đất ngập Nước Vân Long (Đầm Vân Long)

      .Chèo thuyền   .Đạp xe   .Leo núi

      .Câu cá   .Chạy bộ   .Trải nghiệm làm nông 

      .Khám phá hệ sinh thái đất ngập nước

      .Ẩm thực đồng quê 

      • English
      LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

      Hotline: 0978 403 982  Email.vanlongarden.vn@gmail.com 

      Câu hỏi thường gặp | Hướng dẫn thanh toán | Chính sách bảo mật


      Copyright © 2024 vanlonggarden, LLC. All Rights Reserved.