Skip to main content
Menu
Sản phẩm
Phòng ốc
Cẩm nang du lịch

Câu hỏi thường gặp
Cơ hội nghề nghiệp
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách hoàn hủy
Hợp tác cùng chúng tôi

Tìm hiểu về vooc mông trắng | Delacour’s Langur

| vanlong

Vooc mông trắng (Delacour’s langur) | Vooc quần đùi trắng

Mô tả

Phần lông có 2 màu đen và trắng, đuôi dài và nhiều lông khiến cho Vooc Mông trắng trở nên độc đáo bậc nhất trong họ khỉ Châu Á. Lông ở phần thân phía trên có màu đen, phần phân danh giới giữa màu đen và màu trắng nằm ở ngay trên phía hông và đầu gối. Ria màu trắng ở 2 má dài hơn so với ria của các loài khỉ đen Đông Dương k hác, ria kéo dài từ sau 2 tai xuống cổ. Con đực dài hơn con cái khoảng 60cm, phần đuôi dài khoảng 90cm, trọng lượng khoảng 8.5Kg. Con cái có trọng lượng trung bình 7.5Kg. Các con cái có đốm lông rất riêng màu trắng và phần da nhạt màu phía trước mắt cá chân.

***. Vooc mông trắng tại Đầm Vân Long, foto by Hiep Hiep Horea.

PHÂN BỐ ĐỊA LÝ

Vooc mông trắng là loài bản địa ở Việt Nam và chỉ có ở khu vực phía Bắc của Việt Nam, phân bố rải rác ở các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình và Thanh Hóa.

***. Vooc mông trắng tại Đầm Vân Long, foto by Hiep Hiep Horea.

MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ SINH THÁI

Vooc mông trắng sống trên rừng núi đá vôi, trên cây thường xanh có tán lá lớn hoặc cây bụi thường xanh. Chúng là loài linh trưởng chủ yếu ăn lá cây, lá cây chiếm tới 60-80 % khổ phần ăn, phần còn lại là các cành non, hoa quả và vỏ cây. Chúng sống thành các nhóm nhỏ khoảng 10 cá thể, 1 con đực, 4 con cái và các con.

 NGUY CƠ ĐỐI VỚI LOÀI VOOC

Mối đe dọa chính đối với loài vooc là hoạt động săn bắn để làm thuốc. Số lượng vooc còn lại sống phân mảnh nên hạn chế khả năng sinh sản về lâu dài của chúng.

 TÌNH TRẠNG BẢO TỒN

Vooc mông trắng nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng trong sách đỏ Việt Nam năm 2007, và được bảo vệ theo Nghị định 32/2006 ND-CP:1B. 

Kích  thước, cân nặng và tuổi thọ
Con đực và con cái có kích thước gần tương đương nhau, phần thân khoảng 59 cm, phần đuôi 84 cm. Con đực (8.5 kg) có trọng lượng lớn hơn con cái (7.5 kg). Vooc mông trắng có thể sống đến 20 năm ngoài tự nhiên.

Hình dạng

Vooc mông trắng có đốm lông màu trắng đặc trưng ngay phía trên đùi, đối lập với phần lông màu đen còn lại. Con cái cũng có đốm lông màu trắng gần bộ phận sinh dục. Giống như bộ linh trưởng và họ nhà khỉ, vooc mông trắng có chùm lông màu xám ở phần má và chùm lông ở phần đỉnh đầu.

Giống như các họ hàng của mình, trong 4 tháng sau sinh, vooc mông trắng con có lông màu vàng nhạt. Đặc tính này là đủ đề của rất nhiều nghiên cứu khoa học và lý thuyết. Có thuyết cho rằng đặc điểm này chỉ càng làm cho các loài thú ăn thịt dễ nhận ra chúng. Tuy nhiên, chính màu vàng nhạt này lại giúp ích cho vooc con. Khi phát hiện nguy cơ, các con trưởng thành trong đàn sẽ quan sát xung quanh, nhanh chóng định vị ra vooc con và di chuyển để bảo vệ vooc con.

***. Vooc mông trắng tại Đầm Vân Long, foto by on internet

Khổ phần ăn
Vooc mông trắng là loài động vật ăn lá, lá chiếm đa số khổ phần ăn hàng ngày. Chúng cũng có thể ăn hoa quả và vỏ cây. Giống như các phân họ khỉ khác (khỉ, vooc), vooc mông trắng đã tiến hóa và phát triển một hệ tiêu hóa phức tạp để thích ứng với khẩu phần ăn chỉ có thực vật. Chúng phát triển các tuyến nước bọt lớn, dạ dày dạng túi (giống như dạ dày đa ngăn), tiết nhiều axit dạ dày hơn và có ống tiêu hóa dài hơn. Dạ dày của họ nhà khỉ giống với dạ dày của bò hơn loài linh trưởng điển hình.

Đặc tính sinh hoạt
Vooc mông trắng hoạt động vào ban ngày. Chúng có thể chuyển đổi giữa sống ở trên cây và trên cạn tùy theo môi trường sống. Khi di chuyển trên cây, chúng nhảy từ cành này sang cành khác thay vì đu quăng. Ở trên mặt đất, chúng đi bằng chân. Vooc mông trắng ưa thích môi trường sống có núi đá, còn gọi là rừng núi đá vôi, là dạng rừng mưa nhiệt đới có các vách núi đá vôi và hang động.

Vooc mông trắng là một trong số ít các loài động vật có vú trên thế giới được gọi là loài động vật ở hang – động vật có thể sống phần lớn cuộc đời ở trong các hang động. Một đàn vooc thường kiểm soát một vùng lãnh thổ của một số hang động. Khi đêm về, chúng ngủ trong hang động để tránh các loại thú ăn thịt khác. Cứ sau vài đêm chúng lại chuyển địa điểm một lần.

Sinh hoạt hàng ngày và đặc tính bầy đàn
Vooc ra khỏi hang trước lúc bình minh. Dù là loài động vật sống ban ngày nhưng chúng lại dành phần lớn thời gian ban ngày để nghỉ ngơi. Thời gian còn lại là đi lại và tìm kiếm thức ăn, một phần là giao lưu xã hội trong đàn.

Vooc mông trắng sống với 2 hệ xã hội khác nhau. Kiểu đàn chính là kiểu đàn chỉ có 1 con đực và 1 số con cái sinh sản và con con. Mỗi đàn có một con cái đầu đàn. Nhưng ít ai biết về chế độ mẫu hệ của loài vooc. Các con đực độc thân liên kết thành đàn toàn con đực sống quanh đàn chính, và chờ cơ hội để thay thế con đực đầu đàn chính.

Một đàn vooc lý tưởng thường có khoảng 9 cá thể. Tuy nhiên, do nạn săn bắn và môi trường sống bị phá hủy, hầu hết các đàn có số cá thể ít hơn.

Giao tiếp
Vooc mông trắng có hệ ngôn ngữ giao tiếp khá đơn giản với 15 tín hiệu âm thanh giao tiếp khác nhau. Phần lớn tín hiệu ngôn ngữ này liên quan đến việc bảo vệ hoặc hăm dọa. Giống như nhiều loài linh trưởng khác, các đàn vooc duy trì quan hệ xã hội với nhau thông qua kết nối tình cảm.

Sinh sản
Con đực đầu đàn giao phối với các con cái trong đàn từ tháng 1 đến tháng 6. Con cái mang thai 6–7 tháng, thường sinh một con. Cũng có trường hợp vooc sinh đôi. Vooc mông trắng chăm sóc con theo đàn, tất cả các con cái và con chưa trưởng thành trong đàn hỗ trợ con vooc mẹ chăm sóc vooc non.

Vooc cái trưởng từ tuổi thứ 4 nhưng chúng chỉ phối giống ở khoảng tuổi thứ 6, khi có đủ điều kiện về thể chất và tâm lý để làm mẹ. Con đực trưởng từ tuổi thứ 5, khi đó chúng sẽ rời đàn và tham gia vào đàn toàn vooc đực.

Vai trò đối với hệ sinh thái
Do đặc tính ăn lá, Vooc mông trắng có vai trò quan trọng trong việc gieo hạt và vận chuyển dinh dưỡng trong môi trường. Ngoài ra, khi đi kiếm ăn, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xén tỉa cây, cho phép cây tăng lượng lá và diện tích nảy chồi để kết hoa và đơm trái.

Tình trạng bảo tồn và nguy cơ

Vọc mông trắng được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) liệt vào loài bị đe dọa nguy kịch (IUCN, 2015). Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, có 200 đến 250 cá thể Vooc mông trắng sống trong tự nhiên và khoảng 19 cá thể đang được nuôi nhốt. Và nằm trong danh sách nhóm 25 loài hàng đầu thuộc bộ Linh trưởng bị đe dọa nghiêm trọng nhất.

Mối đe dọa lớn nhất đối với loài vooc mông trắng là hoạt động săn bắn của con người.
Môi trường sống của vooc cũng bị phá hủy do các hoạt động khai thác mỏ đá vôi để sản xuất xi măng, bên cạnh đó còn chịu tác động của nạn phá rừng.

Các nỗ lực bảo tồn
Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp (EPRC) do vườn thú Leipzig Zoo của Đức tài trợ là nơi cứu hộ, chăm sóc và tái thả nhiều loài linh trưởng nguy cấp ở Việt Nam. Vooc mông trắng là một trong 15 loài có mặt tại đây.

Năm 2011, Trung tâm đã tái thả Vooc mông trắng về Khu bảo tòn Đầm Vân Long và tuyên truyền, giáo dục người dân về các loài nguy cấp trong khu vực.

Các nhà nghiên cứu cũng đề suất tạo ra các vành đai di cư để kết nối các mảng rừng, giúp cho các đàn vooc tiếp cận với nhau, cho phép chúng giao thoa và sinh sản.

Tags: #savedelacour’slangur,

Tổng hợp bởi Vanlong garden team

Nguồn http://www.eprc.asia

Related articles

Các gói dịch vụ du lịch và sản phẩm 20% sẽ được gửi đến email của bạn

Khi nhấp vào Đăng ký, bạn đồng ý với các Điều Khoản & Điều Kiện và Chính Sách Bảo Mật của chúng tôi

    Du vụ lưu trú và du lịch sinh thái gắn liền với Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đất ngập Nước Vân Long (Đầm Vân Long)

    .Chèo thuyền   .Đạp xe   .Leo núi

    .Câu cá   .Chạy bộ   .Trải nghiệm làm nông 

    .Khám phá hệ sinh thái đất ngập nước

    .Ẩm thực đồng quê 

    • English
    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    Hotline: 0978 403 982  Email.vanlongarden.vn@gmail.com 

    Câu hỏi thường gặp | Hướng dẫn thanh toán | Chính sách bảo mật


    Copyright © 2024 vanlonggarden, LLC. All Rights Reserved.