Skip to main content
Menu
Sản phẩm
Phòng ốc
Cẩm nang du lịch

Câu hỏi thường gặp
Cơ hội nghề nghiệp
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách hoàn hủy
Hợp tác cùng chúng tôi

Ngăn chặn suy kiệt đất ngập nước để chống biến đổi khí hậu

| vanlong

Đất ngập nước giúp chúng ta ứng phó với biến khổi khí hậu

Đất ngập nước ở Việt Nam

Việt Nam có khoảng 10 triệu ha đất ngập nước, với 9 khu ramsar (khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) và nhiều khu bảo tồn, vùng đất ngập nước có vai trò và giá trị quan trọng về kinh kế, xã hội, môi trường và văn hóa. Đất ngập nước đóng vai trò quan trọng đối với sinh kế của cộng đồng địa phương và là chìa khóa để ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài giá trị bảo tồn và nghiên cứu khoa học, các vùng đất ngập nước còn cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ, nguồn lợi thủy sản, điều tiết nước, điều hòa không khí, hấp thụ các bon, du lịch sinh thái. Đặc biệt là khả năng chắn sóng làm giảm xói lở bờ biển, giảm thiệt hai do bão, lũ và sóng thần của các vùng đất ngập nước ven biển (rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển vv) trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Đầm Vân Long | Vanlong wetland

Các rạn san hô ở Đông Nam Á làm suy yếu sóng thần

Các rạn san hô đang chết dần do nhiệt độ và độ axit của đại dương tăng và đặc biệt là tác động gây hại trực tiếp của con người nên cộng đồng địa phương không thể xem nhẹ vai trò và tầm quan trọng của các rạn san hô. Nghiên cứu gần đây cho thấy so với các rạn san hô đã chết, các rạn san hô khỏe mạnh bảo vệ cộng đồng gấp 2 lần khi thảm họa tự nhiên như sóng thần xảy ra.

Khí hậu trái đất đang thay đổi

Nhiệt độ đang tăng lên, đại dương đang ấm lên, tuyết và băng tan và mực nước biển tăng nhanh hơn so với bất kỳ thế kỷ nào trước đây.

Các hoạt động của con người là lý do làm tăng lượng khí nhà kính (Co2), khí metan trong tầng khí quyển.

Cộng đồng toàn cầu hành động

Mức khí CO2 trong khí quyển của chúng ta đã tăng 40% kể từ thời kỳ tiền công nghiệp. Để hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu, cộng đồng toàn cầu đang tì cách để ổn định và giảm phát thải khí nhà kính (GHG), đồng thời hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong thế kỷ này xuống dưới 2oC thông qua Thỏa thuận Paris.

Đất ngập nước

Chìa khóa để ứng phó với biến đổi khí hậu

Đất ngập nước là một giải pháp tự nhiên

Tần suất các thảm họa trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi chỉ sau 35 năm và 90% các thảm họa này có liên quan đén nước. Dự đoán sẽ xuất hiện những hiện tượng thời tiết cực đoan hơn trong tương lai. Các vùng đất ngập nước đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định khí nhà kính và giảm bớt các tác động của biến đổi khí hậu.

Các vùng đất ngập nước làm vùng đệm bảo vệ bờ biển trước các tác động của thời tiết khắc nghiệt

Các vùng đất ngập nước ven biển như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô vv là vùng đệm làm giảm các tác động của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Chúng làm giảm cường độ của sóng, giảm tác động của nước dân do bão và sóng thần, che chắn cho 60% số dân sống và làm việc dọc theo bởi biển khỏi lũ lụt, thiệt hại về tài sản và người.

Các vùng đất ngập nước làm giảm lũ lụt và hạn hán

Các vùng đất ngâp nước nội địa như vùng đồng bằng ngập lũ, sông, hồ, đầm lầy vv có chức năng như tấm bọt biển, hấp thụ và lữu trữ lượng mưa dư thừa làm giảm nước lũ. Trong mùa khô ở các vùng khí hậu khô cằn, vùng đất ngập nước giải phóng nước được lưu trữ, làm giảm hạn hán và giảm thiểu tình trạng thiếu nước.

Đất ngập nước tự nhiên hấp thụ và lưu trữ các bon

Đất than bùn, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển chứa một lượng lớn các bon. Đất than bùn chiếm khoảng 3% diện tích đất trên hành tinh của chúng ta và lưu trữ khoảng 30% tổng lượng các bon trên đất liền – gấp đôi so với tất cả các khu rừng trên thế giới cộng lại. Đất ngập nước là các bể chứa các bon hiệu quả nhất trên Trái đất.

Chúng ta không làm khô các vùng đất ngập nước

Khi bị khô hạn hoặc đốt cho mục đích nông nghiệp (như thường làm với các vùng rừng ngập nước) thì chúng ta sẽ biến một bể chứa các bon đã lưu trữ hàng thế kỷ, thành một nguồn các bon phải phóng vào khí quyển. Lượng khí CO2 từ các vùng đất than bùn bị khô hạn và đốt cháy tương đương 10% tổng các nguồn phát thải mỗi năm từ nhiên liệu hóa thạch.

Chúng ta phải bảo tồn và phục hồi đất ngập nước

Các chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu phải bao gồm việc sử dụng khôn khéo và phục hồi đất ngập nước. Kể từ năm 1970, chúng ta đã mất 35% diện tích đất ngập nước. Mỗi cá nhân, cộng động và chính quyền phải hợp tác với nhau để bảo vệ các hệ sinh thái tuyệt vời này, giúp chúng ta ứng phó trước các tác động của biến đổi khí hậu.

Nguồn: Ramsar | Ngày đất ngập nước thế giới năm 2019.

tags: #damvanlong, #vanlongwetland, #khubaotonthiennhiendatngapnuocvanlong, #vanlonggarden, #vanlongnaturereserve.

Related articles

Các gói dịch vụ du lịch và sản phẩm 20% sẽ được gửi đến email của bạn

Khi nhấp vào Đăng ký, bạn đồng ý với các Điều Khoản & Điều Kiện và Chính Sách Bảo Mật của chúng tôi

    Du vụ lưu trú và du lịch sinh thái gắn liền với Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đất ngập Nước Vân Long (Đầm Vân Long)

    .Chèo thuyền   .Đạp xe   .Leo núi

    .Câu cá   .Chạy bộ   .Trải nghiệm làm nông 

    .Khám phá hệ sinh thái đất ngập nước

    .Ẩm thực đồng quê 

    • English
    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    Hotline: 0978 403 982  Email.vanlongarden.vn@gmail.com 

    Câu hỏi thường gặp | Hướng dẫn thanh toán | Chính sách bảo mật


    Copyright © 2024 vanlonggarden, LLC. All Rights Reserved.